CÁC BÀI VIẾT VỀ KHÍ CÔNG CỦA BS LÊ VĂN VĨNH Y KHOA KHÓA 12


Có thể là hình ảnh về Vinh Le

ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP DẠNG THẤP BẰNG LIỆU PHÁP TỰ NHIÊN

Theo một số nghiên cứu hiện nay, hơn 2/3 trường hợp viêm khớp dạng thấp có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch. Ở những người nầy, hệ kháng nhiễm của cơ thể đã nhận lầm một số yếu tố bình thường và vô hại như những tác nhân lạ và tấn công chúng. Quá trình nầy đã tạo ra viêm nhiễm. Do đó, bên cạnh việc rèn luyện và vận động hợp lý việc phòng ngừa và điều trị kịp thời căn bệnh phải bắt đầu từ việc điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ hoặc hạn chế các tác nhân gây bệnh.

Nguyên nhân
Viêm khớp dạng thấp là một dạng bệnh do thoái hoá cơ, xương, khớp. Mỗi khớp thường được bảo vệ bởi nhiều thành phần như cơ, gân, sụn và màng hoạt dịch. Trong quá trình cuộc sống, do tuổi đời, do chấn thương, do lao động nặng nhọc hoặc do tích lũy những chất độc hại, các khớp có thể bị thoái hóa, các tổ chức ở khớp bị khô nước, hóa vôi, xơ hóa hoặc biến dạng. Những sự thay đổi này làm mất đi tính đàn hồi và sự linh hoạt cần thiết nên gây đau nhức và khó khăn khi chuyển động. Bệnh thường xảy ra ở những khớp nhỏ và có tính đối xứng nhau như khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân, đầu gối. . Bệnh cũng có thể xảy ra ở khớp háng, hoặc các đốt sống. Thoái hoá khớp thường được xem là một hệ quả tự nhiên của quá trình lão hoá. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu của khoa học hiện nay, phần lớn trường hợp viêm khớp mãn tính có liên quan đến những vấn đề của hệ miễn dịch. Theo y học cổ truyền, Can chủ gân, Thận chủ xương và Tỳ chủ vận hóa khí huyết. Do đó, khi Can, Thận hư tổn và Tỳ Vị suy yếu thì phong, hàn, thấp xâm nhiễm khiến chân tay đau nhức, co duỗi khó khăn. Ngoài ra, cơ chế “tự miển dịch” có liên quan đến cơ địa dị ứng và yếu tố “phong” của y học cỗ truyền.

Điều trị
Viêm khớp dạng thấp là một loại bệnh phong thấp thuộc phạm vi chứng Tỳ của y học cổ truyền. Bệnh biểu hiện rõ khi thời tiết thay đổi hoặc khí trời ẩm ướt. Phong và thấp là hai yếu tố gây bệnh luôn đi kèm với bệnh viêm khớp mãn tính. Tỳ Vị thuộc Thổ. Trong ngũ hành khí, Thổ khí là loại khí đối kháng với thấp khí. Nếu Tỳ Vị sung mãn sẽ giúp tiêu trừ thấp khí, tăng cường chuyển hóa và thúc đẩy khí huyết lưu thông. Khi “huyết hành, phong sẽ tự diệt”, những điểm ứ trệ khí huyết gây tê, đau cũng sẽ dần dần được giải tỏa. Do đó, ngoài việc bổ Can Thận, sơ phong tán thấp thì việc kiện Tỳ, bổ khí là khâu chủ đạo trong phép chữa bệnh thấp khớp. Tỳ Vị là cơ quan thu nạp và chuyển hoá thức ăn, Tỳ lại “chủ tứ chi và cơ nhục” nên chế độ ăn uống và vận động hợp lý có liên quan mật thiết đến thịnh suy của Tỳ. Dù có dùng thuốc hay không thì chế độ ăn uống và luyện tập thể lực luôn là yếu tố quyết định trong việc phòng ngừa và điều trị viêm khớp. Chế độ ăn uống ngoài việc cung cấp đủ những nhóm thức ăn thiết yếu và vi chất cần thiết còn phải biết nhận dạng và kiêng cử những thức ăn sinh phong, có phong để loại bỏ các tác nhân có khả năng kích hoạt quá trình viêm nhiễm.
.
Điều trị không dùng thuốc

Chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống và sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh thấp khớp. Yếu tố nào giúp ích cho Tỳ Vị vượng thịnh hoặc tăng cường khả năng giải độc của Can Thận sẽ có tác động hỗ trợ điều trị. Yếu tố nào làm suy yếu Vị khí sẽ có tác động tiêu cực đối với bệnh Để được hấp thu và tiêu hóa, thức ăn, thức uống phải thông qua dạ dày nên có tác dụng trực tiếp đến khí hóa của Tỳ Vị. Những vật thực cay, ấm, dễ tiêu và việc ăn uống tiết độ có thể phát huy Vị khí. Trái lại, “Tỳ ố thấp”, những thức ăn hàn, lạnh đình tích khó tiêu, dễ sinh thấp khí sẽ làm trệ Tỳ. Ngoài ra, việc ăn nhiều protein động vật dễ sinh ra nhiều chất cặn bả không được phân giải tốt, bám vào các tổ chức bị xơ hoá hoặc vôi hoá chung quanh khớp có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh. Hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh viêm khớp dạng thấp thường liên quan đến những vấn đề của hệ miển dịch hơn là sự hư hoại tự nhiên của các khớp qua thời gian hoặc tuổi đời. Tiến sĩ Andrew Nicholson, một nhà nghiên cứu về y tế dự phòng của Mỷ cho biết ở hơn 2/3 số người bị thấp khớp hệ kháng nhiễm của cơ thể đã nhận dạng nhầm những yếu tố tự nhiên hoặc vô hại (thường là một số protein trong các loại động vật hoặc những chế phẩm từ sữa) như những tác nhân lạ và tấn công chúng. Quá trình nầy đã tạo ra sự kích thích và viêm nhiễm. Ở bệnh viêm khớp, sự viêm nhiễm đã thúc đẩy sự giải phóng các chất bị hư hoại. Điều nầy càng làm tăng thêm mức độ tổn thương cho các mô ở vùng khớp làm cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng thêm. Đây là một cơ chế tự miễn dịch đã được “lập trình” sẳn từ gen di truyền mà cho dến nay khoa học vẫn chưa có cách để khắc phục. Thông thường, vì không thay đổi được cơ chế tự miễn dịch, chu kỳ viêm và dùng thuốc chống viêm cứ tiếp tục phải tái diễn. Đây chính là một bi kịch cho người bệnh vì dùng thuốc ức chế miển dịch lâu dài sẽ làm giảm khả năng chống lại các vi trùng gây bệnh và vì những phản ứng phụ nguy hại mà các loại thuốc kháng viêm có thể gây ra như xuất huyết tiêu hoá, loãng xương, phù . . Do đó, một biện pháp quan trọng trong chữa bệnh thấp khớp là chận đứng và kiểm soát được các yếu tố nguy cơ dẫn đến phản ứng dây chuyền. Điều này phải bắt đầu từ việc nhận dạng và điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ hoặc hạn chế các tác nhân gây bệnh. Đó là lý do tại sao nhiều trường hợp bệnh viêm khớp đã thất bại với các liệu pháp chính thống, người bệnh đã phải chịu đựng những cơn đau dai dẵng suốt hàng chục năm trời nhưng lại chuyển biến khá tốt chẳng mấy chốc sau một thời gian ngắn thay đổi chế độ ăn uống. Cũng vì điều nầy, khi điều trị viêm khớp, các thầy thuốc Đông y thường khuyên bệnh nhân phải kiêng cử một số vật thực được cho là có phong, hay sinh phong như thịt gà, bò, tôm, cá biển . . .Nếu bệnh đã diển tiến nhiều năm, các khớp đã bị biến dạng, liệu pháp tự nhiên không thể phục hồi nguyên vẹn các khớp nhưng có thể giúp người bệnh giảm bớt đau đớn và không phải lệ thuộc vào những loại thuốc độc hại. Ngày nay những chuyên gia dinh dưỡng cho biết những loại rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài chứa rất nhiều chất xơ, sinh tố và khoáng chất có tính năng giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng, những yếu tố hửu ích cho việc điều trị và phục hồi sức khoẻ trong bệnh thấp khớp. Tiến sĩ Alan J. Silman thuộc trường Đại Học Manchester (Anh) qua phân tách dử liệu ăn uống của hơn 25.000 người đã cho biết những người ăn nhiều các loại rau có lá màu xanh đậm hoặc vàng có chứa nhiều chất chống oxy hoá như beta-cryptoxanthin, zeaxanthin và Vit C có thể phòng chống hiệu quả các chứng bệnh viêm khớp. Ăn ngũ cốc thô và rau quả tươi thay thế cho phần lớn những loại thực phẩm công nghiệp hoặc chế độ ăn có nhiều đạm động vật là yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị loại bệnh nầy. Mặt khác, lớp vỏ ngoài của các loại ngủ cốc có nhiều sinh tố nhóm B. Về thuộc tính Âm, Dương, lớp vỏ ngoài thuộc dương, tính ấm. Cả hai yếu tố này đều có tác dụng hỗ trợ cho sự chuyển hóa ở dạ dày và việc tăng cường khí hóa của Tỳ Vị.
Vận động thân thể. Về mặt sinh hoạt, Tỳ chủ về tay chân và chủ về sự lưu thông khí huyết. Khí của Tỳ Vị không thể phát huy nếu không có sự vận động. Tiến sĩ Arthur Brownstein, Giám đốc Bệnh viện Princeville, Hawaii cũng cho rằng “90% các chứng đau nhức là hậu quả của việc thiếu vận động.” Mới đây, những nhà khoa học của trường đại học Queensland (Úc) cũng vừa công bố một kết luận cho thấy việc vận động thân thể có thể giúp tránh khỏi bệnh viêm khớp. Kết luận nầy được đưa ra sau nhiều năm theo dõi sự liên hệ giữa tình trạng viêm khớp và sự vận động thân thể của những phụ nử tuổi từ 72 đến 79 tuổi. Nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục trên 60 phút mỗi tuần đã giảm đáng kể nguy cơ viêm khớp, những người tập trên 2,5 giờ mỗi tuần đã ngừa được nguy cơ viêm khớp. Do đó,vận động, rèn luyện thân thể trong điều kiện sức khỏe cho phép là biện pháp trực tiếp và quan trọng để cải thiện sức khỏe trong bệnh thấp khớp. Một vài động tác căng giãn thích hợp của Yoga hoặc vài chục phút đi bộ mỗi ngày sẽ làm linh hoạt các cơ và khớp, tăng cường sự lưu thông khí huyết để giúp phân tán và đào thải những cặn bả ra khỏi cơ thể.

Hít thở sâu. Hít vào sâu đến bụng dưới giúp tạo phản xạ thở bụng để tăng cường nội khí. Thở ra tối đa, ép sát bụng dưới khi thở ra có tác dụng xoa bóp nội tạng, gia tăng nhu động ruột, tăng cường khí hóa ở Tỳ Vị. Điều này sẽ thúc đẩy khí huyết lưu thông, giúp tán hàn, trừ thấp, giải tỏa những điểm ứ trệ gây đau nhức.Việc thở ra chậm và đều còn có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm để điều hòa nội tiết, nội tạng và phục hồi tính tự điều chỉnh của cơ thể trong việc cải thiện sức khỏe.Thực hành: Nằm hoặc ngồi thoải mái. Hít vào đến bụng dưới. Hít vào vừa với sức của cơ thể, không cần cố căng bụng ra. Thở ra từ từ, chậm và nhẹ.Cố ép sát bụng vào tối đa ở cuối thì thở ra. Thở chậm và đều từng hơi thở một, từ hơi thở này đến hơi thở khác. Có thể tập mỗi lần khoảng 10 đến 15 phút. Cũng có thể thở mỗi lần vài hơi bất kỳ ở đâu hoặc bất kỳ lúc nào, dồi dào để có thể thực hành hàng ngàn cái mỗi lần.

Thư giãn tâm & thân. Bên cạnh việc ăn uống hợp lý và vận động thân thể như tập đều đặn khí công mỗi ngày 30 phút thôi thì tinh thần lạc quan, thoải mái là một yếu tố quan trọng cần thiết để phục hồi sức khoẻ trong bất cứ chứng bệnh mãn tính nào. Đối với bệnh thấp khớp, yếu tố nầy còn có một ý nghĩa đặc biệt. Tỳ chủ lưu thông khí huyết nhưng tính của Tỳ là “hoãn” , nhịp sống nhanh và tâm lý căng thẳng dễ làm thương tổn Tỳ khí. Do sự tương tác giữa thần kinh và cơ, căng thẳng tâm lý thường xuyên còn tạo ra tình trạng cường cơ, gây co cứng vùng khớp. Điều này không những làm tiêu tốn nhiều năng lượng mà còn làm xấu thêm tình trạng sưng và đau ở vùng khớp bị bệnh. Trái lại một nếp sống lạc quan, yêu đời, giữa được tâm bình, khí hòa có tác dụng tư dưỡng cho Tỳ. Do đó, những biện pháp để thư giãn thân và tâm như tập dưỡng sinh ngồi thiền, tập khí công, sinh hoạt nhóm . . sẽ hữu ích cho việc phòng và điều trị bệnh viêm khớp.

Không có mô tả ảnh.
Có thể là hình ảnh về văn bản

Tập luyện với người bệnh phổi tắc nghẽn

Đối với người bình thường việc hô hấp không làm tiêu hao năng lượng gì nhiều, khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT), các cơ hô hấp phải hoạt động nhiều hơn nhưng lại không được cung cấp đủ ôxy nên rất mau mệt. Đến giai đọan nặng, ngay cả những việc thông thường như tắm rửa, mặc áo quần… cũng làm khó thở do đó họ ngại vận động dẫn đến hậu quả là giảm khối lượng và sức mạnh của cơ. Điều này giải thích tại sao tập luyện rất cần cho bệnh nhân BPTNMT.

Tập duỗi cơ: là kéo dãn cơ chân và cánh tay trước và sau buổi tập để chuẩn bị cơ cho buổi tập và giúp đề phòng bị chấn thương. Tập duỗi cơ đều đặn sẽ làm tăng phạm vi vận động và độ mềm dẻo của gân cơ.
Tập làm tăng sức chịu đựng (tập aerobic): là phương pháp tập sử dụng đều đặn một khối lượng lớn các cơ. Kiểu tập nay cũng làm mạnh tim, phổi và cải thiện khả năng tiêu thụ ôxy của cơ thể. Với thời gian nó giúp làm giảm nhịp tim, hạ huyết áp, việc thở được cải thiện. Những môn tập aerobic thích hợp là: đi bộ, đạp xe ngoài trời hoặc tại chỗ…

Một phương pháp đơn giản và dễ dàng nhất là đi bộ: hãy bắt đầu với quãng ngắn và đánh dấu độ dài bao xa trước khi bạn bắt đầu thấy mệt. Hãy dừng lại và nghỉ khi bắt đầu thấy khó thở. Khi đi bạn đếm mỗi lần bạn hít vào mất bao nhiêu bước ví dụ 2 bước, sau đó bạn thở ra bằng cách chúm môi lại và kéo dài với số bước gấp đôi là 4 bước.

Tập cho cơ mạnh lên: làm co các cơ lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi mỏi mệt. Phương pháp làm mạnh các cơ phần trên của cơ thể đặc biệt rất có ích cho bệnh nhân BPTNMT vì đồng thời cũng làm mạnh các cơ hô hấp. Bạn có thể dùng tạ nhỏ hoặc dây đàn hồi để thực hành các bài tập này.

Tập thở: Có hai phương pháp giúp người mắc BPTNMT thấy dễ thở hơn:
Thở chúm môi: là cách thở khi hít vào qua mũi đồng thời miệng ngậm kín, khi thở ra bằng miệng với môi chúm lại như khi ta đang huýt gió, thời gian thở ra phải dài gấp đôi thời gian hít vào. Kỹ thuật này rất có ích cho những người hay bị khó thở khi vận động hoặc tập luyện. Ở người BPTNMT có hiện tượng nghẽn đường thở nên khi ta thở ra không khí bị ứ lại dẫn đến khó thở.Khi bạn thở ra với môi chúm lại sẽ tạo ra một lực cản trong đường dẫn khí giữ cho phế quản không bị xẹp lại khi thở ra. Với cách thở này sẽ hạn chế lượng khí bị bẫy lại trong phổi do đó lượng ôxy vào phổi sẽ nhiều hơn.

Thở bụng: Là cách thở có tác dụng làm mạnh cơ hoành là cơ quan trọng nhất trong việc thở. Cơ hoành nằm dưới phổi và giúp tống không khí ra khỏi phổi khi thở ra. Nếu không khí bị bẫy lại trong phổi, cơ hoành không thể họat động hiệu quả.

Để thực hành phương pháp nay bạn nằm ngửa, hai chân co lại, một tay đặt lên phần trên của ngực, một tay đặt ở bụng. Khi hít vào bạn phình bụng lên, phần ngực không chuyển động, khi thở ra bạn chúm môi và thót bụng lại. Tập theo cách này đều đặn thường xuyên dần dần bạn sẽ tự động thở bằng bụng.

Những điều cần lưu ý khi tập luyện
BPTNMT là một bệnh lý toàn thân, nhất là ở bệnh nhân cao tuổi thường mắc nhiều bệnh kết hợp như đái tháo đường, tăng huyết áp, loãng xương… vì vậy trước khi bắt đầu tập luyện cần có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ cho biết thời lượng tập thích hợp, môn nào nên tập và môn nào không nên tập, loại thuốc gì sẽ dùng khi cần trong lúc tập…

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:
– Không tập sau khi ăn ít nhất 1 giờ 30 phút.
– Làm nóng trước khi tập 5-10 phút bằng cách vận động chậm rãi. Việc làm nóng giúp cơ thể bạn điều chỉnh dần dần từ trạng thái nghỉ sang vận động. Làm nóng còn tránh được sự gắng sức đột ngột cho tim và cơ, tăng dần nhịp thở, nhịp tim và nhiệt độ cơ thể, đồng thời giúp cải thiện tính mềm dẻo của cơ và giảm đau cơ. Trong khi tập bạn cần theo dõi nhịp tim, đây là một cách để đo lường cường độ vận động; bác sĩ sẽ báo cho bạn biết nhịp tim khi tập bao nhiêu là vừa. Trước khi kết thúc buổi tập giảm bớt cường độ vận động 5-10 phút rồi mới ngưng hẳn. Mục đích là để cơ thể hồi phục dần từ trạng thái tập luyện , để tim và huyết áp từ từ trở về lại gần mức bình thường.

– Cần phải lên chương trình tập đều đặn mới có tác dụng. Muốn đạt hiệu quả tối đa bạn cần nâng dần thời gian tập kéo dài từ 20-30 phút mỗi buổi và mỗi tuần ít nhất 3-4 buổi. Nên lựa chọn môn tập ưa thích và có bạn cùng tập để tạo hứng thú tập luyện thường xuyên.
– Hãy lắng nghe cơ thể bạn.Trong khi tập nếu thấy xây xẩm, chóng mặt, mệt nhiều, khó thở, tim đập nhanh thì phải ngưng ngay và báo cho bác sĩ biết.
– Không tập trong thời tiết quá nóng hoặc lạnh quá, mặc áo quần phù hợp với thời tiết bên ngoài. Sau khi tập không nên tắm nước quá lạnh hay quá nóng .

Có thể là hình ảnh về văn bản

BÍ QUYẾT TRƯỜNG THỌ
Bác sĩ Lê văn Vĩnh

Người ta trên thế gian này đua nhau đi tìm đủ mọi cách để trường thọ bằng nhiều loại thuốc và đủ mọi biện pháp mà không có kết quả. Họ không biết rằng muốn trường thọ là phải do chính họ chứ không phải phụ thuộc vào phương pháp nào hết

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, những tỷ lệ ảnh hưởng đến tuổi thọ con người

1) Thuốc men (7%)
2) Khí hậu (8%)
3) Di truyền (15%)
4) Cách sống (60%)

Vì di truyền chỉ chiếm tỉ lệ 15% nên cha mẹ thọ chưa chắc con cái đã được thọ. Tuy nhiên có thể thấy rằng Tuổi thọ của chính chúng ta do chính mình định đoạt vì cách sống chiếm đến 60%. Do đó chìa khóa vàng của trường thọ nằm trong tay chúng ta

Muốn trường thọ chúng ta phải có cách sống hợp lý đúng với dưỡng sinh

a) Giờ giấc làm việc: 8h làm việc – 8h nghỉ – 8h ngủ
b) Dinh dưỡng : ăn rau, củ quả và cá. Hạn chế thịt đỏ, café, bia rượu và thuốc lá. Luôn bồi dưỡng cơ thể bằng thảo dược.
c) Tập thể dục, khí công chuyên cần suốt đời
d) Về giấc ngủ: ngủ đủ 8giờ một đêm và phải ngủ sâu từ 23giờ đến 3 giờ sáng

23 giờ – 1 giờ sáng : giờ của mật hoạt động
1 giờ sáng – 3 giờ sáng : giờ của gan hoạt động
Gan mật có nhiệm vụ giải độc cho cơ thể
Nên nếu thức trong giờ đó chất độc không được giải độc lâu ngày cơ thể sẽ bị bệnh nặng và dễ bị ung thư

e) Tránh stress. Căng thẳng, lo âu để không mất sức hoặc mất sức đề kháng chống bệnh

Có 1 câu chuyện về Trương Tam Phong, chưởng môn Phái Võ Đang người sống 169 tuổi ở Trung Quốc như sau :

Hoàng đế Minh triều khai quốc Chu Nguyên Chương, từ lâu đã nghe đại danh Trương Tam Phong, muốn đến chỗ Trương Tam Phong lãnh giáo đạo dưỡng sinh trường thọ của ông. Vì vậy phái người đến núi Võ Đang thỉnh mời Trương Tam Phong, nhưng hết lần này đến lần khác Trương chân nhân đều lánh măt. Và cho đến tận khi chết, Chu Nguyên Chương cũng không một lần được thấy mặt Trương Tam Phong.

Minh Thành Tổ – Chu Đệ con của Chu Nguyên Chương cũng là người vô cùng ngưỡng mộ Trương Tam Phong, vì thế đã tìm đủ mọi cách để được yết kiến Trương Tam Phong. Chu Đệ phái sứ giả đến núi Võ Đang thỉnh mời Trương Tam Phong, thế nhưng sứ giả tới tới lui lui cả hơn mười năm, vẫn không có cơ hội gặp được Trương Tam Phong

Đến đời Minh Nhân Tông- cháu Chu Nguyên Chương, ông cho quân xây dựng rầm rộ tại núi Võ Đang: 8 cung, 2 quan, 36 am, 75 phòng…, mở rộng quy mô núi Võ Đang như ta thấy ngày hôm nay. Sự thành tâm của ông cuối cùng đã phát huy tác dụng, Trương Tam Phong tuy không gặp mặt ông một lần nhưng cũng viết một lá thư hồi đáp nhà vua , trong thư có nói về bí quyết của trường thọ. Tóm tắt lại như sau :

“Bệ hạ muốn trường thọ phải “TÍNH MỆNH SONG TU”

Mệnh : là tập luyện thân thể như khí công nhưng nếu chỉ tu Mệnh thì chỉ trường thọ 50% mà thôi

Tính : phải tu luyện tâm tính mới trường thọ hoàn toàn. Tu tâm dưỡng tính thể hiện qua 2 câu :

“VÔ VI TỰ TẠI
THANH TÂM QUẢ DỤC”

Vô vi tự tại : diệt bỏ thất tình bình thản với cuộc đời
Thanh Tâm : dẹp tham, sân, si
Quả dục : bỏ lục dục

Nếu đạt được những điều trên mới có thể trường thọ hoàn toàn”

Bàn luận :

Có lẽ khi đọc xong bài này, chúng ta cũng cảm thấy rất đúng nhưng có mấy ai ngộ đâu. Là con người luôn luôn có lòng tham vô đáy, vô tận cho đến khi mang tật bệnh thì mới hối hận đã muộn, chết yểu không mang được gì trên trần gian này đi theo…Uổng cho một kiếp nhân sinh…

Cha mẹ đẻ chúng ta ra có một cơ thể khỏe mạnh giống như có một cái nhà kiên cố, nếu ta không lo giữ gìn mà cứ đem búa tạ đập phá miết thì nó sẽ sập sớm

Nếu cha mẹ cho ta một cơ thể yếu ớt cũng giống như có một cái nhà lá bằng tre nhưng nếu ta biết gia cố luôn luôn thì cái nhà tồn tại mãi mãi

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN BIẾT VỀ KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
BS. Lê Văn Vĩnh, TP. HCM

Khí công là một trong 4 ngành của Y học TQ : Châm cứu, Xoa bóp, Thuốc từ cây cỏ và Khí Công. Lịch sử của Khí Công bắt đầu từ trước thời đại của chữ viết, trong khoảng giữa của thời tiền sử khoảng 500 năm trước công nguyên. Cội nguồn của Khí Công ăn sâu trong huyền thoại và triết học phương đông. Những cách chữa bệnh và chống stress này là những nét văn hóa rất phổ biến ở châu Á và được hệ thống hóa, nghiên cứu, phổ biến mạnh mẽ nhất ở Trung quốc. Sự áp dụng Khí Công trong việc chữa bệnh cũng như chống stress đã dần dần chinh phục các nước Tây phương thực dụng vì người ta dần nhận ra rằng, tật bệnh và stress có thể chữa được bằng cách tạo lập sự an tĩnh trong tâm hồn.

1. Tại sao khí công dưỡng sinh được rất nhiều người tham gia ?

– Khí Công đáp ứng được nhu cầu phòng bệnh và trị bệnh
– Gia tăng sức khỏe, tăng tuổi thọ, tạo lòng hăng say cuộc sống.
– Giúp tinh thần thư giãn, chống stress giữa xã hội văn minh phức tạp
– Ít tốn tiền

2. Nguyên lý chính của khí công dưỡng sinh

Để nói chuyện về Khí Công, trước tiên chúng ta phải hiểu Khí là gì ?
Từ xa xưa người Trung quốc đã biết rằng có một năng lực nội tại giúp con người khỏe mạnh và tự chữa lành bệnh tật trong cơ thể. Năng lực đó là Khí.
Theo học thuyết dịch lý Trung Hoa con người là một tiểu vũ trụ , sự sống và sức khỏe có được khi Khí lưu thông dể dàng trong các kỳ kinh bát mạch của cơ thể đồng thời hoà nhập được với KHÍ của vũ trụ. Hệ kinh mạch bị tắc bất kỳ ở nơi đâu là bệnh lý sẽ xuất hiện ở nơi đó. Kinh mạch không bị tắc con người sẽ được khỏe mạnh và trường thọ.
Nguyên lý chính của Khí Công là tập luyện để cho tinh hóa khí và khí hóa thần cùng với sự đả thông vòng Tiểu chu thiên (nhâm đốc) và vòng Đại chu thiên (12 kinh và 8 mạch) bằng phương pháp thở hít có tiết luật và tâm- ý -khí -hình hợp nhất.
Những nghiên cứu gần đây của Tây Y cũng xác nhận rằng : Dòng luân chuyển của Khí được cân bằng và tăng cường bởi những động tác chậm rãi, tập trung ý lực cao độ và mang tính thiền định của Khí công.
Trong trạng thái thư giản tối đa của cơ bắp và thần kinh kết hợp với hô hấp tối ưu có tiết luật, các mạch máu nở rộng, lượng oxy đưa đến mô tăng cao và cải thiện nguồn nuôi dưỡng cho tế bào.
Khả năng đào thải chất biến dưỡng của hệ bạch huyết cũng tăng.
Hoạt động của hệ miễn dịch được kích hoạt, các tế bào bảo vệ tăng số lượng và chất lượng, lượng kháng thể tăng.
Quan trọng nhất là những phản ứng sinh hóa nhằm sửa chữa, tái tạo và bồi bổ cho não bộ và hệ thần kinh đồng thời được kích hoạt.
Qua đó những trạng thái mất cân bằng nhỏ nhất sẽ được điều chỉnh, những tổn thương vi thể sẽ được chữa lành, những tổn thất tất yếu của cơ thể trong quá trình hoạt động sẽ được bù đắp.
Thần kinh hệ thoát khỏi những căng thẳng của đời sống sẽ yên ả được hồi phục.
Đó là những bí mật thâm sâu về tác dụng của KHÍ – năng lực tự chữa lành và hồi phục của cơ thể (internal self healing energies) – và cũng là nền tảng của sức khỏe và trường thọ.
Khí công còn ảnh hưởng mạnh mẽ vào việc phát triển trí tuệ và tâm linh.

3. Điều kiện nào có thể tập luyện được khí công

– KC dưỡng sinh có thể tập ở bất cứ tuổi nào, người khỏe, người già yếu, có bệnh hoặc không có bệnh đều tập được, cụ thể là :
– Có các bài tập khác nhau từ rất đơn giản cho đến phức tạp tùy theo độ tuổi và khả năng thực hiện của từng người.
– Quan niệm khí công dành cho người già là sai. Tập càng sớm càng tốt.
Có thể bắt đầu tập khi có ý thức thở hít và vận động hoàn chỉnh : 6 tuổi
– Từ 6 – 20 tuổi : chỉ tập thở là chính (hít vào bằng thở ra :1 – 1) và tập những động tác KC đơn lẻ dễ dàng, chủ yếu là thông khí huyết tuần hoàn, tránh ứ trệ vì độ tuổi này nguyên khí còn dồi dào và đang phát triển.
– Từ 20 – đến già : lão hóa và bệnh tật luôn luôn đe dọa nên phải tập nghiêm túc, bài bản đàng hoàng
– Nhưng thích hợp nhất là tập lúc 30 tuổi trở đi vì theo y khoa, tuổi 30 là tuổi cơ thể bắt đầu lão hóa, tập ở tuổi này để làm chậm cái vòng lão bệnh và tử

4. Khó hay dễ trong tập luyện khí công

– Tập dưỡng sinh cũng không khó mà cũng không phải dễ.
– Thành đạt trong Khí Công cũng có nhiều trình độ ( như trong võ thuật) : sơ , trung, cao. Cấp thấp thì dễ, cấp càng cao càng khó.
– Tập Khí Công là tập cả đời, tích luỹ về lượng để nhảy vọt về chất. Người có năng khiếu thì tập nhanh, không thì cứ từ từ mà đi đến đích. Từ ” ngộ” của triết học đông phương cũng có thể dùng trong Khí Công, có nghĩa là một lúc nào đó sẽ sáng tỏ ra một điều.
– Mục đích của Khí Công là tăng cường Khí và lưu lượng khí lưu thông trong kỳ kinh bát mạch.
– Nguyên tắc cơ bản của Khí Công là : Thư giãn, buông lỏng cơ bắp tối đa. Thú hai là giữ đầu óc trống không ( bỏ hết thất tình lục dục khi tập) Thứ ba là thở hít đúng tiết luật. Nếu bạn giữ tư thế ngay thẳng, thư giãn, hít sâu và không nghĩ ngợi gì nữa, thì bạn đang thực hành Khí Công rồi đấy.
– Luyện thành công Khí Công khi bạn đạt được Tâm – Ý – Khí – Hình hợp nhất
– KC dưỡng sinh không đòi hỏi phải nhiều bài nhiều thế mà cốt lõi của nó là phải nắm cho được cái tinh hoa yếu lý và thực hành cho đúng mới thành công. Ví dụ một người chỉ học một thế của một bài KC có cả trăm thế nhưng người ấy hiểu và thực hiện được nguyện lý tâm ý khí hình hợp nhất của thế đó thì sẽ thành công, còn người tập thuộc nguyên cả bài KC mà không vận dụng được nguyên lý trên thì cũng vô ích, dù có tập cả trăm năm cũng không ích lợi gì nhiều.
Tuy nhiên, cố gò bó trong động tác, thực hiện không đúng chuẩn thì thậm chí còn có hại. Nên đối với những người mới tập, người bận rộn quá, lớn tuổi, mang tật bệnh thì nên khởi đầu với những bài khí công đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn nhưng không kém phần tác dụng và hiệu quả
Việc rèn luyện khí công cần thời gian dài, cần khổ luyện đều đặn, cần khả năng tự hoàn thiện để đạt hiệu quả thực sự.
Tùy theo tật bệnh mà tập bài nào, động tác nào.

5. Bản chất và mục tiêu của KC : hệ thống tự chữa lành của cơ thể

– Dùng KC để phòng ngừa bệnh tật thì là điều lý tưởng nhất vì KC có tác dụng rộng lớn đến nhiều hệ trong cơ thể như : Miễn dịch, thần kinh, tuần hoàn,hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục, nội tiết .v..v…tăng sức đề kháng, tạo thế cân bằng giữa cơ thể và môi trường ngoài.
– Khí Công chống lão hóa rất hữu hiệu
– KC có thể chữa một số bệnh mãn tính mà Tây y không chữa dứt được ví dụ như : RLTK thực vật, bệnh dị ứng, viêm xoang dị ứng , vận mạch, viêm mũi họng mãn tính, , hen suyễn, viêm dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, mất ngủ, RLTK tim, phong thấp, hổ trợ và phòng ngừa cho những bệnh nhiễm trùng qua cơ chế tăng cường miễn dịch

6. Tập luyện thế nào để có tác dụng ?

Muốn có được tác dụng chữa bệnh, thì cần phải có :
– Thời gian tập luyện ít nhất là 3 tháng
– Cần phải kiên trì chuyên cần luyện tập, đều đặn
– Tập chính xác ngay từ đầu.
– Tập với trí tuệ linh mẫn, biết chiêm nghiệm suy xét chính mình để tự hoàn thiện
– Dinh dưỡng : ăn uống phải có chất đạm đường mỡ thích hợp, không kiêng khem quá, ăn nhiều rau tươi.Tránh chất kích thích như rượu, thuốc lá. Sống điều độ, không làm việc quá sức, tránh tác táng, phòng dục điều độ như Hoa Đà đã nói :
Bế tinh dưỡng khí tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình
Bế tinh ở đây không có nghĩa là tuyệt đối mà phải điều độ theo y khoa cho phép vì tập KC là luyện cho TINH hóa KHÍ và KHÍ hóa THẦN, từ đó sự trường thọ mới đến do đó phòng dục điều độ là điều tối ư cực kỳ quan trọng trong tập luyện KC
– Môi trường tập nhiều O2.

7. Kết quả của luyện tập khí công

– KC tạo ra sức lực nội tại một cách tích cực.
– Thể dục cũng tốt nhưng không tích cực. chỉ tác dụng bên ngoài của cơ bắp và là phần dạo đầu của khí công, trong khi khí công là tập bên trong cho lục phủ ngũ tạng. Trước khi tập KC ta phải tập thể dục vừa phải trước để máu huyết lưu thông, từ đó khí mới được vận chuyển dễ dàng đến các kinh mạch, nói nôm na là thể dục dọn đường lưu thông cho khí. Nếu không khí sẽ khó lưu thông do máu bị ứ trệ
– Thể thao, võ nghệ làm tiêu hao sức lực. Các thể tháo gia, các võ sĩ lúc còn trẻ tận dụng sức lực để đạt thành tích. Điều này làm hao tổn nguyên khí, khi lớn tuổi mau sinh tật bệnh.
– Người chơi thể thao, đánh võ cần phải tập khí công để tạo nội lực, để giúp cơ thể bồi đắp lại hiệu quả những tổn thất, giúp thanh lọc những chất thải xảy ra trong quá trình gắng sức. Từ đó cơ thể được cường tráng lâu dài, tăng gia tuổi thọ.

Tóm lại, qua những vấn đề cơ bản KC dưỡng sinh đã trình bày ở trên, chúng ta mặc nhiên thấy rõ tác dụng lợi ích của nó trong sự phòng bệnh và trị bệnh nên người dân cố gắng tập luyện dù ít dù nhiều, mỗi buổi sáng chỉ cần 15 – 30 phút cũng đủ có ích cho sức khỏe hầu đạt được một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện, cần kiên trì thì sự trường thọ sẽ đến

SÀI GÒN 2005

KHÍ CÔNG VÀ BỆNH UNG THƯ
BS. Lê Văn Vĩnh, TP. HCM

I/ THẾ NÀO LÀ UNG THƯ ?

Ung thư là bệnh của tế bào. Bệnh ung thư xuất hiện khi các tế bào trong một phần cơ thể bắt đầu phát triển lộn xộn vượt ngoài tầm kiểm soát.
Bệnh xảy ra khi DNA bị tổn thương và không được khắc phục. Mọi người đều có DNA bị tổn thương, bởi các yếu tố môi trường, như thuốc lá. Mặc dù có nhiều loại ung thư nhưng chúng đều bắt đầu bằng nguyên nhân là do sự phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát của những tế bào bất thường. Các tế bào ung thư có thể h́ình thành nên một khối u.
Sự di căn xảy ra khi tế bào ung thư di chuyển theo các mạch máu hoặc các mạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể và bắt đầu phát triển, rồi thay thế các mô thông thường. Không phải tất cả các u bướu đều bị ung thư. Những u lành không lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể (không gây di căn) và hầu như không gây tử vong.
Mỗi loại bệnh ung thư hoàn toàn khác nhau và các giai đoạn phát triển cũng khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi một phương pháp điều trị thích hợp riêng cho từng loại ung thư.
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh ung thư. Năm 2000, trên toàn thế giới hơn 10 triệu ca mới được chẩn đoán là bị ung thư và 6 triệu người đă tử vong. Ở các nước công nghiệp, không chỉ có người cao tuổi mắc bệnh ung thư: nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người có độ tuổi dưới 65. Năm loại ung thư phổ biến nhất thế giới hiện nay là ung thư phổi, đại tràng, dạ dày và ung thư vú ở phụ nữ, ung thư tiền liệt tuyến ở đàn ông. Sự phát triển của bệnh ung thư đang ở tốc độ đáng báo động. Tuy nhiên, sự tiến bộ của các phương pháp điều trị, việc ngăn ngừa bệnh bằng lối sống tích cực có lợi cho sức khỏe và phát hiện bệnh sớm sẽ giúp chúng ta giảm số lượng người bệnh tử vong.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho biết tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh ung thư ở đàn ông là 144,94/100.000 người và ở phụ nữ là 102,91/100.000 người.

II/ UNG THƯ VÀ TINH THẦN

Từ lâu nay người ta cứ nghĩ rằng ung thư là một bệnh phát triển rất dữ dội, tấn công cơ thể con người từ bên ngoài vào và khi mắc phải thì hầu như đồng nghĩa với cái chết. Nhưng y học hiện nay đã chứng minh các tế bào ung thư là những tế bào yếu và lộn xộn, chúng ta đều có thể bị các tế bào ung thư tấn công một hay hai lần trong đời, nhưng chúng chỉ bị tiêu diệt nhờ các hệ thống miễn dịch. Khi chúng ta yếu, số lượng tế bào ung thư tiếp tục lan truyền và bệnh ung thư có cơ hội bộc phát.
Vậy ung thư thật ra không phải do sự tấn công từ bên ngoài mà là một sự hư hỏng từ bên trong. Nguyên nhân của sự hư hỏng bên trong ấy là gì ? Đó là những t́ình cảm bi quan tiêu cực do những căng thẳng tinh thần trầm trọng tạo nên, khí công thường gọi đó là những thất t́nh lục dục nội sinh trong cơ thể, làm cho khí hỗn loạn, mất cân bằng âm dương và sự lưu thông khí trong kinh mạch bị tắc nghẽn.
Khi điều tra về cuộc sống tinh thần của những người bị ung thư thì thấy họ có trải qua những san chấn tinh thần dữ dội trước đó, như bị stress, bị mất mát, bị bỏ rơi, thất vọng, chia lìa, thất bại… Tóm lại là những tâm bệnh âm ỉ tồn tại dữ dội trong thân xác. Tâm bệnh đó xảy ra thường từ 6 đến 18 tháng trước khi bệnh ung thư bộc phát. Những tình cảm bi quan tiêu cực đó tạo ra một sự mất thăng bằng nội tiết, làm yếu hệ thống miễn nhiễm chống bệnh và tế bào ung thư phát triển tự do. Bình thường điện thế cao của các tế bào thường chận đứng sự phân chia dị thường của tế bào ung thư. Các tế bào ung thư có một điện thế thấp khác thường, chúng luôn luôn khử cực để nảy nở dễ dàng. Mức năng lượng hạ thấp của các tế bào ung thư là những biểu hiện vật lý của sự xuống tinh thần của người bệnh, những cảm giác thất vọng chìm đắm.
Do đó, ở những người bị suy giảm miễn dịch th́ì bóng ma ung thư dễ bộc phát, muốn pḥòng ngừa nó, chúng ta phải tránh mọi thất t́ình lục dục, mọi tình cảm tiêu cực và bình thản với căng thẳng của cuộc đời. Trong Tây y, một khi tế bào ung thư nhỏ bé xuất hiện trong cơ thể thì sẽ bị hệ miễn nhiễm của chúng ta nhận diện và sản sinh ra tế bào lympho T, có biệt danh là tế bào giết (lympho killer), tiêu diệt khi chúng đang còn trong trứng nước, muốn thế chúng ta đừng để cho bất cứ một yếu tố tình cảm nào gây yếu hệ miễn dịch như đă nói ở trên. Còn trong lĩnh vực Khí Công, khi tập luyện đều đặn hàng ngày th́ chúng ta sẽ có sức đề kháng gia tăng và hệ miễn nhiễm mạnh mẽ để tạo ra hàng loạt tân binh lympho killer tiêu diệt chúng. Nếu luận về khí thì khi con người có một nội lực sung mãn, khí huyết điều hòa thì khí sẽ là vũ khí độc đáo hữu hiệu nhất bao vây tế bào ung thư và ngăn chặn dinh dưỡng đến nuôi chúng, từ đó chúng sẽ bị triệt tiêu và bị hủy hoại…
Tại Trung Quốc hiện nay, các bệnh viện ở Bắc Kinh đă và đang nghiên cứu hiệu quả của khí công trên sự pḥòng và chữa bệnh ung thư. Họ nghiên cứu rất nhiều bệnh án ung thư mà Tây y thất bại nhưng lại thoát được án tử nhờ tập luyện môn Quách lâm tân Khí Công được phổ biến từ năm 1980. Cơ chế môn phái này đưa ra là cơ chế khí bao vây và triệt tiêu ổ ung thư như đă nói ở trên. Hiện nay tại công viên Di Ḥòa Viên, Bắc Kinh mỗi buổi sáng đều có hàng trăm người bị ung thư luyện tập môn này.

Tóm lại, Tây Y và Khí Công đều đồng quy ở điểm cuối cùng là dựa trên hệ miễn nhiễm mà tiêu diệt ung thư. Vậy trước sự phân tích rõ ràng nguyên nhân gây bệnh như thế, chúng ta nên tự bảo vệ cho chính ḿnh trước hiểm họa của căn bệnh ung thư, tức là nên tránh mọi stress tinh thần, thường xuyên tập thể dục, vận động.

Còn về mặt Khí Công thì nên tránh mọi thất t́ình lục dục trong thân xác và luyện khí để bảo vệ từ xa cho chúng ta, không những ung thư mà còn những bệnh khác nữa

III/ KHÍ CÔNG VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

1. Trung tâm năng lượng và Khí Công

Như chúng ta đã biết, khoa học ngày hôm nay đã giải mã được một số hiểu biết về quá trình sinh ung thư đó là một chuỗi quá trình phân hủy dưỡng chất để tạo thành năng lượng trong tế bào. Sự phân hủy phải đi theo thứ tự sẵn có, nếu lộn xộn vô trật tự thì hậu quả sẽ sản sinh ra những thế hệ tế bào sao chép sai lệch trong lúc phân chia, đó là những tế bào ung thư (tài liệu mới nhất đoạt giải Nobel y học 1998)

Để có sự kiểm soát hiệu quả và cản trở sự phân hủy không theo thứ tự đó, là nhờ vào một trung tâm năng lượng trong cơ thể. Khoa học hiện nay vẫn chưa xác định rõ vị trí của trung tâm này nhưng vẫn tin rằng có sự hiện diện của nó từng giờ từng phút giây để làm nhiệm vụ trên

Người ta cho biết những trung tâm năng lượng đó tồn tại như những cánh cửa vô hình mở ra để nối cơ thể với những trung tâm năng lượng khác của bên ngoài vũ trụ. Và lý thuyết đó trùng hợp với những khái niệm về luân xa Chakra trong Yoga, khái niệm về Vòng Tiểu Chu Thiên (vòng nhâm đốc), Đại Chu Thiên (12 kinh mạch) trong các môn Khí Công, hoặc rất gần gũi với thuyết Khí hoá, kinh mạch huyệt vị của Y-lý Á Đông. Khi những trung tâm năng lượng đó bị tổn thương, suy yếu, hoặc mất cân bằng, thì khả năng kiểm soát, và khống chế quá trình phân huỷ năng lượng trong nhân tế bào cũng bị rối loạn. Từ đó mà hình thành một thế hệ tế bào bất bình thường, trong đó có cả những tế bào bị đột biến nhiểm sắc thể. Đó là nguyên nhân của Ung thư và các hội chứng suy chức năng khác

Khí Công Dưỡng Sinh là một kỹ thuật kết hợp giữa sự vận động và hơi thở nhằm mục đích điều hoà cơ thể, chuyễn hóa quá trình sinh hóa tổng hợp và thoái biến tế bào có trật tự phù hợp với sự vận động của các qui luật tự nhiên. Hay nói cách khác đây là một thao tác trực tiếp tác dụng lên Trung tâm năng lượng nói trên

2. Năng lượng ATP (ADENOSIN TRIPHOSPHAT) và Khí Công

Sự rối loạn, và thiếu hụt pha trong nhịp thở của Tế bào làm nảy sinh năng lượng ATP (là năng lượng sinh ra trong sự chuyễn hóa thức ăn) sai lệch. Loại năng lượng sai lệch này, sẽ điều khiển sai hoạt động của các cơ quan nội tạng, dẫn đến sự rối loạn chức năng của cơ thể, đó là nguyên nhân chủ yếu của tất cả các loại bệnh tật, trong đó 80% bệnh Ung thư có từ nguyên nhân này. Và thế hệ tế bào mới có nhịp thở sai lệch này chính là tế bào ung thư

Công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các loại độc tố (trong đó 70% là kim loại nặng) và sự viêm nhiểm do nấm, vi khuẩn, virus làm rối loạn nhịp thở tế bào trong quá trình hình thành năng lượng ATP (khí) tạo nên tế bào ung thư (đề cử giải thưởng Nobel năm 1998 và năm 2003)

Năng lượng ATP có chức năng điều khiển các hoạt động quan trọng của cơ thể. Nhưng cơ chế nào, bộ phận nào và nguyên lý nào điều khiển quá trình hình thành năng lượng ATP đúng theo chu kỳ? đó là một câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được. Họ chỉ đưa ra giả thuyết là nguyên lý ấy có liên quan đến các cánh cửa sinh học trong cơ thể , mở ra và giao tiếp với năng lượng vũ trụ, nhằm kết nối hoạt động của cơ thể với các qui luật của tự nhiên. Trong hội thảo khoa học gần đây nhất của Hiệp Hội Ung Thư Châu Âu ở thành phố Bercelona-Tây Ban Nha, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới về lĩnh vực này khẳng định

Cơ chế điều khiển nhịp thở tế bào (hình thành năng lượng ATP, theo Khí Công là khí) có liên quan đến các Chakra trong Yoga và quá trình vận Khí trong Khí Công. Và đặc biệt liên quan đến hệ thống Kinh Mạch, Huyệt vị. Cũng như nguyên lý Âm-Dương Ngũ Hành trong Y lý Á đông. Từ đó người ta cho rằng để điều chỉnh lại sự rối loạn quá trình hình thành năng lượng ATP chỉ có các phương pháp Khí Công là có hữu hiệu nhất

Từ đó các nhà khoa học phương Tây đã và đang nghiên cứu lãnh vực y lý Đông Phương đặc biệt là khí công Trung Quốc, Yoga Ấn Độ hầu tìm ra một giải pháp tối ưu nhất trong công cuộc phòng chống ung thư mà hiện nay Tây y vẫn đang còn bế tắc. Và cũng từ những lý luận trên, chúng ta có thêm niềm tin trong sự tập luyện Khí Công đối với phòng ngừa và chống chọi bóng ma ung thư vẫn luôn luôn đe dọa nhân loại….

Xoa bóp chân để tăng cường thể lực
YUANLIREN

ĐẶNG VĂN ĐÔNG dịch

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, để tăng cường thể lực, từ lâu người ta đã chú ý đến việc xoa bóp tập luyện chân mà con người dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, leo trèo hay bơi lội…

Dáng đi, tự nó nói lên tình hình sức khỏe của bạn. Người khỏe mạnh, bước đi vững chắc, nhanh và dứt khoát; kẻ ốm yếu, bệnh tật, già nua, thường đi chậm, có lúc không làm chủ được sự vận động. Là bộ phận trong quá trình vận động, đi, đứng, chân thể hiện tình trạng sức khỏe của con người. Vì thế mà bao đời nay, những thầy thuốc Trung Quốc đặc biệt chú ý đến phần này và đã đề ra những phương pháp tập luyện có hiệu quả, để tăng cường sức khỏe trong việc chăm sóc bàn chân. Một trong những phương pháp ấy là xoa bóp chân, đơn giản, rất dễ thực hiện.

Tô Đông Pha (1037-1101) một danh nhân đời Tống, có những tác phẩm văn học nổi tiếng, còn là một nhà nghiên cứu thực nghiệm những phương pháp để giữ gìn sức khỏe tốt. Về những kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ông nhấn mạnh đến “xoa bóp ở lòng bàn chân”. Ông đã viết: “Tôi bắt đầu chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe. Đầu tiên, tôi chọn bài tập dễ, đơn giản và luyện tập thường xuyên, rồi tôi xem kết quả ra sao. Kết quả thật bất ngờ! Buổi đầu thì chưa rõ rệt, sau nếu tiếp tục duy trì thì kết quả sẽ tốt hơn 100 lần khi dùng thuốc men… Tôi thực sự không tìm được từ nào để có thể diễn đạt. Tốt hơn hết là các bạn nên làm thử như tôi và tôi bảo đảm bạn sẽ không thất vọng đâu”
.
Huyệt quan trọng ở lòng bàn chân là huyệt dũng tuyền, nằm giữa phần lõm lòng bàn chân, trên đường kinh thận của chân, đi từ điểm nhỏ ở đầu ngón chân cái, qua lòng bàn chân mắt cá, cẳng, cốt sống, bụng, lồng ngực, họng và đến tận cuối lưỡi. Thường xuyên xoa huyệt dũng tiền sẽ giải tỏa kinh thận, điều hòa âm – dương, khí huyết lưu thông dễ dàng, thận hoạt động tốt hơn, bồi bổ sinh lực, hoạt động miễn dịch được tăng cường. Xoa lòng bàn chân còn có tác dụng củng cố âm – giảm bớt dương, thần kinh bớt căng thẳng, làm dịu cơn đau đầu, đau mắt, đau họng, hệ thống tiêu hóa tốt, làm bớt sốt, giảm nôn mửa và suy nhược thần kinh. Xoa lòng bàn chân không có gì khó khăn, ai cũng có thể làm được.
Hằng ngày, trước lúc đi ngủ, xoa lòng bàn chân với ngón tay trỏ, còn tay kia nắm vào ngón cái bàn chân, động đậy nhẹ ngón chân cái.

Sau đây là vài phương pháp xoa chân:
Xoa khô: một tay nắm lấy ngón chân cái, còn tay kia xoa lòng bàn chân ở huyệt dũng tuyền, vừa xoa vừa chú ý đếm chính xác số lượng. Có thể xoa ra 2 đợt: đợt 1: 20 lần; đợt 2: 60 lần. Rồi đổi chân. Sau khi xoa, có thể bấm một số lần ở huyệt dũng tuyền, sức khỏe sẽ được cải thiện rõ rệt. Thực hiện bài xoa chân này mỗi sáng lúc dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ. Xoa nhẹ, đừng xoa quá mạnh, có thể làm rát chân.

Xoa ướt (ngâm chân): Lấy một chậu nước ấm để ngâm chân đến mắt cá, nhiệt độ khoảng giữa 37 – 38 độ C. Đặt chân vào chậu nước ấm, đợi một lúc cho da ửng đỏ, có cảm giác ấm da, hòa âm – dương, làm dễ ngủ, an thần, chống suy nhược thần kinh. Nếu bạn yếu về đường tiêu hóa, ăn mất ngon, táo bón, ỉa chảy, trướng bụng, bạn có thể bắt đầu từ điểm huyệt dũng tuyền, xoa rộng ra (xem hình 2). Cách xoa cũng như trên, có tác dụng bồi dưỡng lá lách, dạ dày, tiêu hóa, giúp cho việc chữa lành bệnh táo bón, ỉa chảy. Các em nhỏ tuổi, không tự mình làm được, vậy cần có người lớn giúp đỡ để việc xoa bóp được tốt. Có thể xoa bất kỳ ở đâu và vào tất cả các mùa. Điều quan trọng là thực hành để thấy rõ kết quả trong việc bảo vệ sức khỏe. Từ xa xưa, phương pháp ngâm chân, xoa bóp chân tỏ ra rất hiệu nghiệm trong việc phòng và chữa một số bệnh.

Vì vậy, nó được truyền từ đời này sang đời khác. Muốn chứng nghiệm điều bổ ích cho bản thân, tốt nhất là bạn bắt tay ngay vào việc “xoa chân mỗi ngày 2 lần”, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy.dễ chịu; rồi đưa chân ra, lau khô. Rồi xoa lòng bàn chân 90 lần ở huyệt dũng tuyền. Sau đổi chân.
Xoa lòng bàn chân có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, thúc đẩy lưu thông khí huyết, điều hòa âm – dương, làm dễ ngủ, an thần, chống suy nhược thần kinh. Nếu bạn yếu về đường tiêu hóa, ăn mất ngon, táo bón, ỉa chảy, trướng bụng, bạn có thể bắt đầu từ điểm huyệt dũng tuyền, xoa rộng ra (xem hình 2). Cách xoa cũng như trên, có tác dụng bồi dưỡng lá lách, dạ dày, tiêu hóa, giúp cho việc chữa lành bệnh táo bón, ỉa chảy. Các em nhỏ tuổi, không tự mình làm được, vậy cần có người lớn giúp đỡ để việc xoa bóp được tốt. Có thể xoa bất kỳ ở đâu và vào tất cả các mùa. Điều quan trọng là thực hành để thấy rõ kết quả trong việc bảo vệ sức khỏe. Từ xa xưa, phương pháp ngâm chân, xoa bóp chân tỏ ra rất hiệu nghiệm trong việc phòng và chữa một số bệnh.

Vì vậy, nó được truyền từ đời này sang đời khác. Muốn chứng nghiệm điều bổ ích cho bản thân, tốt nhất là bạn bắt tay ngay vào việc “xoa chân mỗi ngày 2 lần”, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy

Không có mô tả ảnh.

Vận động giảm nguy cơ về Tim Mạch

Trong nhiều trường hợp cao huyết áp (HA) trung bình, vận động điều hòa có tác dụng hạ độ mỡ trong máu và giảm HA ngang hoặc hơn so với dùng thuốc. Những nghiên cứu gần đây còn cho thấy, vận động làm tăng lượng TPA trong máu, giúp ngăn chặn hiệu quả những hiện tượng nghẽn mạch do cục máu đông.

Vận động giúp hạ mỡ máu và cải thiện HA
Nhiều nghiên cứu hiện nay đã cho thấy nếp sống tĩnh tại, thiếu vận động là một nguy cơ cao gây đột tử do nhồi máu cơ tim và đột quỵ, chẳng kém gì cholesterol cao trong máu, bệnh cao huyết áp hoặc hút thuốc lá. Điều may mắn là yếu tố nguy cơ này dễ kiểm soát hơn và lại có thể chi phối được nhiều yếu tố nguy cơ khác. Ngay cả một sự thay đổi nhỏ thường ngày cũng có thể tạo ra một đáp ứng tốt cho sức khỏe.

Tại một Hội thảo được bảo trợ bởi Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, BS. Steven Blair thuộc Viện Nghiên cứu Aerobics ở Dallas đã phát biểu: “Không cần phải tập luyện như một vận động viên mới có thể giúp ngăn ngừa được bệnh tật”. BS. Blair cho rằng, cộng đồng nên ý thức nhiều hơn đến sự kiện kém vận động chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc tử vong sớm. Để chứng minh cho luận điểm này, ông đã tiến hành một cuộc nghiên cứu kéo dài 8 năm trên 10.224 nam và 3.120 nữ về hiệu quả của thói quen vận động. Những người này được phân ra 3 nhóm, nhóm vận động ít, vận động vừa và thường vận động. Qua theo dõi, ông ghi nhận có 240 người nam và 43 người nữ đã tử vong. Những người trong nhóm ít vận động có tỷ lệ tử vong cao hơn so với 2 nhóm kia. Kết quả cũng cho biết, vận động có thể giúp gia tăng sự bảo vệ đối với những người có độ cholesterol cao hoặc hút thuốc. BS. Blair kết luận rằng, mọi người nam cũng như nữ đều có thể làm giảm mạnh nguy cơ bệnh tim mạch của mình bằng cách năng vận động, đơn giản nhất là thực hành đi bộ.

Một nghiên cứu khác được phổ biến trên tập san The Journal of the American Medical Association còn cho biết, trong những trường hợp HA cao trung bình, vận động thể lực đều đặn có thể làm HA ngang bằng hoặc tốt hơn so với các loại thuốc. Các bác sĩ ở bệnh viện Maryland khảo sát trên 3 nhóm người có HA cao trung bình 145/97mmHg. Tất cả đều thuộc thành phần những người có cuộc sống tĩnh tại, ít hoặc không vận động. Nhóm đầu được dùng thuốc hạ HA thuộc nhóm chẹn beta, nhóm thứ 2 dùng 1 loại thuốc chẹn canxi, nhóm 3 chỉ nhận giả dược (placebo: những viên thuốc không có tác dụng dược lý). Cả 3 nhóm đều tham gia một chương trình tập luyện thể dục giống nhau. Mỗi tuần 3 lần, tất cả mọi người đều trải qua 30 phút tập những bài tập có cường độ tương đối cao ở phòng tập, tiếp theo là 20 phút tập những bài tập nhẹ hơn thuộc dạng aerobics như: bơi lội, đi bộ, chèo thuyền, đi xe đạp. Sau 10 tuần, kết quả khảo sát cho biết HA trung bình đã giảm xuống cỡ 131/84. Điều thú vị là độ giảm HA xảy ra dù có dùng thuốc hay không, thậm chí kết quả còn khả quan hơn ở người chỉ vận động mà không dùng thuốc. Thêm vào đó, mọi người đều giảm độ cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL. Nồng độ cholesterol tốt HDL gia tăng với nhóm dùng thuốc chẹn canxi nhưng giảm bớt ở người dùng chẹn beta. Ngoài ra, mọi người đều thể hiện giảm cân và gia tăng sức khỏe chung khoảng 25%.

Vận động đều đặn ngăn chặn nguy cơ đông máu

Vận động đều đặn làm giảm độ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt, kích hoạt khí huyết lưu thông để làm khỏe cơ tim và hạ HA. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu gần đây còn cho thấy, vận động còn giúp chống lại hiện tượng đông máu thường xảy ra trong các chứng nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Tại một Hội nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ở New Orleans, TS. John Stratton thuộc Trường Đại học Washington đã trình bày một báo cáo cho biết: vận động đều đặn làm gia tăng sự sản xuất ra chất TPA (tisue plasminogen activator), một loại protein làm tan cục máu đông. Cho đến nay, TPA vẫn là một loại thuốc được sản xuất với giá thành khá đắt, loại thuốc đặc trị làm tan máu đông trong các trường hợp đột quỵ do nhồi máu não, nghẽn mạch máu não.

TS. Stratton và các cộng sự đã thử nghiệm trên 20 người tuổi từ 25-74 tham gia một chương trình đi bộ, chạy tại chỗ hoặc đi xe đạp trong 6 tháng. Kết quả cho thấy vào cuối cuộc thí nghiệm, mức độ TPA trong máu của họ đều gia tăng, đặc biệt là ở người cao tuổi. Độ gia tăng trung bình là 39%.

Không chỉ là TPA tăng, kết quả nghiên cứu của TS. Stratton còn cho biết lượng fibrin ở những người tham gia thí nghiệm đã giảm trung bình 14%. Fibrin là một loại protein, tác nhân của sự đông máu. Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trường Đại học Colorado trên 36 người ở độ tuổi 60, gồm 12 người bình thường và 24 người béo phì. Trung bình, những người béo phì có hàm lượng TPA trong máu ít hơn người gầy khoảng 30%. Mọi người đều tham gia một chương trình thực hành đi bộ khoảng 45 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần. Sau 3 tháng kết quả khảo sát cho thấy lượng TPA ở 10 người béo phì và những người bình thường gia tăng 50%. Nói chung, vận động thể lực đều đặn vừa giúp gia tăng đáng kể lượng TPA và đồng thời giảm được fibrin trong máu, những yếu tố rất quan trọng giúp ngăn chặn các trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim hay đột quỵ, do dòng máu bị tắc nghẽn vì cục máu đông.

Nên vận động như thế nào?

Aerobics được đề cập trong các thí nghiệm, bao gồm các hình thức cử động nhanh tại chỗ, đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội ở mức độ tương đối “cứng” sao cho ở cuối buổi người tập có nhịp thở hơi nhanh hoặc hơi đổ mồ hôi. Đi bộ là một biện pháp vận động đơn giản, hữu ích. Tuy nhiên chỉ đi bộ chậm, bước đi khoan thai không đáp ứng đủ nhu cầu cải thiện sức khỏe. Nên xen kẽ giữa đi bộ chậm và đi bộ nhanh, mỗi lần khoảng 30 phút, tối thiểu 4 lần mỗi tuần. Khi vận động, cường độ hô hấp gia tăng. Do đó, các chuyên gia về sức khỏe khuyên nên tập luyện ở nơi thoáng khí, không nên tập ở những chỗ ẩm thấp, kín gió để tránh hấp thu những loại khí thải, khí tù đọng. Ở thành phố tránh tập vào những giờ cao điểm có nhiều xe cộ, nhiều khí thải. Tránh tập lúc trời nắng nóng để giảm bớt hấp thu khí ozone.

Để bảo đảm độ an toàn cho tim, người ta khuyên chỉ nên vận động mạnh hoặc đi bộ nhanh sao cho nhịp tim vẫn nằm trong giới hạn từ 60 – 80% nhịp tim tối đa. Nhịp tim tối đa được tính theo công thức: 220 – số tuổi.

Ví dụ: Ở độ tuổi 50, nhịp tim tối đa sẽ là 220 – 50 = 170. Như vậy, ở người độ 50 tuổi, chỉ nên vận động sao cho nhịp tim không nên vượt quá 170 x 80% = 136 nhịp đập môi phút.

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Bình luận về bài viết này